31 tháng 8, 2011

Trường học đã.....vi phạm luật nhân quyền ???

31 tháng 8, 2011
0 Nhận Xét :
Trường Phổ Thông Trung Học Dân Lập Xuân Trường (PTTH DL Xuân Trường) nằm tại địa chỉ xã Xuân Thượng - Huyện Xuân Trường - Tỉnh Nam Định) là một trường điển hình cho việc vi phạm nhân quyền ở Việt Nam hiện nay.

Trường mới thành lập được hơn 10 năm và nhà trường đã mang rất nhiều tai tiếng, đặc biệt là việc vi phạm nhân quyền ở Việt Nam. Trước tiên là việc khám cặp sách của học sinh để kiểm tra học sinh có mang điện thoại di động do các cán bộ và giáo viên trường thực hiện. Đây là việc làm đã vi phạm quyền cá nhân của con người.

Tiếp đó là những hành động vi phạm nhân quyền hơn nữa là giáo viên nhà trường đã mang kéo đến lớp để cắt tóc những học sinh nam mà được cho là tóc hơi dài. Khi cắt xong thì hỡi ôi....tóc không thể đi sửa chữa tại tiệm nào đó. Đây là việc làm vi phạm quyền con người nghiêm trọng của giáo viên cũng như nhà trường.

Trường có những quy định rất "độc đáo" như tịch thu học sinh mang điện thoại đến lớp.... mà việc này là tịch thu luôn rồi giáo viên mang điện thoại ra tiệm bán lấy tiền tiêu sài??? Nhà trường còn tịch thu tất cả những thứ khác mà không liên quan gì đên việc học hành như : Thư từ, đồ ăn.... Như việc 1 học sinh N có nhận được thư hồi sáng mà bỏ quên vào cặp rồi mang đến trường bị khám xét và...tịch thu. Rồi việc những học sinh nhà xa trường, mang đồ ăn đến trường để trưa ăn rồi chiều đi học...cũng bị giáo viên khám xét và tịch thu....

Giáo viên nhà trường rất "văn hóa" chửi, đánh học sinh thậm tệ.... Văng ra những câu chửi rất "văn hóa" để chửi học sinh và còn rất nhiều việc làm xấu đi hình ảnh người giáo viên nhân dân.... Còn có nhiều lần giáo viên đánh học sinh bị phụ huynh học sinh đến trường kiện.....

Trên đây chỉ là một trong những việc mà trường PTTH DL Xuân Trường đã làm và vi phạm nghiêm trọng đạo đức học sinh cũng như quyền con người. Đề nghị Sở giáo dục tỉnh Nam Định điều tra và làm rõ cũng như xử lý vụ việc trên.

P/S: Nên điều tra từ học sinh trước để thấy vụ việc khách quan hơn....







read more

Cảnh sát giao thông làm phiền dân....

0 Nhận Xét :
 (Ảnh minh họa)

Đoạn đường từ thành phố Playcu về huyện Đăk Đoa (Gia Lai) có 3 đông chí cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ và thường xuyên làm phiền dân. Các đồng chí cảnh sát đã chặn những xe có những cô gái trẻ đẹp lại và ...xin số điện thoại. Đây là việc làm không nên khi làm nhiệm vụ của một cảnh sát. Yêu cầu Phòng cảnh sát huyện Đăk Đoa hay Sở công an Tỉnh Gia Lai có biện pháp nhắc nhở hoặc kỷ luật những cán bộ vi phạm......

read more

Dấu ấn ngoại trên máy bay tàng hình Trung Quốc

0 Nhận Xét :

Trung Quốc đang liên tục tung ra hình ảnh bay thử của chiếc Chengdu J-20 để chứng tỏ sự phát triển vũ khí của nước này, trong khi giới chuyên gia phỏng đoán đây chỉ là sản phẩm "học hỏi công nghệ" từ Nga và Mỹ.

Máy bay Chengdu J-20 của Trung Quốc đang thử nghiệm. Ảnh: Xinhua.
Máy bay Chengdu J-20 của Trung Quốc đang thử nghiệm. Ảnh: Xinhua.

Mẫu tiêm kích Chengdu J-20 (còn gọi là Tiêm 20) do Tập đoàn công nghiệp hàng không Thành Đô chế tạo là loại máy bay tiêm kích tàng hình hai động cơ. Giới chức quân đội Trung Quốc hy vọng dòng máy bay thế hệ thứ 5 có khả năng qua mặt radar này sẽ được đưa vào phục vụ trong khoảng thời gian 2017-2019.

Sau nhiều lần bay thử, Bắc Kinh vẫn chưa công bố chi tiết kỹ thuật của chiếc J-20, nhưng dựa trên nghiên cứu các bức ảnh, tạp chí Aviation Week đã đưa ra nhận định về các thông số của loại máy bay này. Đó là phi cơ một chỗ ngồi có hai động cơ phản lực, kích thước lớn và nặng hơn dòng máy bay cùng loại là Sukhoi T-50 của Nga và F-22 Raptor của Mỹ.

Trung Quốc trước đây từng sản xuất nhiều loại máy bay chiến đấu và theo truyền thống vẫn dựa trên việc phát triển các mẫu máy bay thời Liên Xô. Chiếc J-20 được coi là đỉnh cao trong chiến thuật "học hỏi công nghệ" từ nước ngoài khi chế tạo máy bay của Trung Quốc.

Theo các chuyên gia, chiếc Chengdu J-20 mà Trung Quốc đang thử nghiệm mô phỏng từ mẫu thiết kế máy bay tàng hình Mikoyan 1.44 (MiG 1.44) của Nga vốn chưa từng được chế tạo. Một nguồn tin thân cận với ngành công nghiệp quốc phòng Nga nhận định thêm, sự tương đồng cho thấy có thể công nghệ trên chiếc Mikoyan đã được chuyển vào tay các nhà thiết kế vũ khí Trung Quốc.

Nguồn tin trên nói thêm có thể Trung Quốc đã được tiếp cận với các tài liệu liên quan đến thiết kế Mikoyan 1.44 nhưng không rõ sự chuyển giao này có hợp pháp và qua con đường chính thức hay không. Tuy nhiên, phát ngôn viên của nhà sản xuất Nga MiG là Yelena Fyodorova phủ nhận phỏng đoán cho rằng tài liệu về dự án Mikoyan 1.44 đã được cung cấp cho Trung Quốc. Bộ Quốc phòng Trung Quốc cũng bác tin về sự chuyển giao công nghệ với Nga liên quan đến J-20.

Giới phân tích nhận định sự hỗ trợ của Nga có thể giúp Matxcơva có ảnh hưởng tới năng lực quốc phòng đang lên của Trung Quốc và Matxcơva âm thầm hỗ trợ Bắc Kinh cạnh tranh với các cường quốc quân sự khác. Nga và Trung Quốc vốn có mối quan hệ quân sự trong nhiều năm qua vì Bắc Kinh từng là khách hàng lớn mua các sản phẩm quốc phòng từ Matxcơva. Những năm gần đây, Trung Quốc đã tự sản xuất được nhiều sản phẩm loại này nên đơn đặt hàng từ Nga giảm mạnh, nhưng hai nước vẫn duy trì mối quan hệ quân sự chặt chẽ.

Ảnh dựng trên máy tính về mẫu MiG1.44 chưa từng được sản xuất của Nga. Ảnh:
Ảnh trên máy tính về mẫu MiG1.44 chưa từng được sản xuất của Nga. Ảnh: Global Security.

Trong khi đó, nhiều chuyên gia lại cho rằng người Trung Quốc đã phát triển công nghệ tàng hình từ việc nghiên cứu các mảnh vỡ của một chiếc máy bay Lockheed F-117 Nighthawk của Mỹ bị bắn rơi tại Serbia năm 1999. Trong chiến dịch không kích của NATO vào Serbia trong cuộc chiến Kosovo, một tên lửa phòng không SA-3 do Liên Xô chế tạo đã hạ được chiếc máy bay này và đây là lần đầu tiên một máy bay tàng hình của Mỹ trúng đạn.

Lầu Năm Góc khi đó cho rằng chỉ có kết hợp các chiến thuật thông minh và có sự may mắn mới giúp tên lửa SA-3 chạm tới F-117 Nighthawk. Phi công đã nhảy dù và được cứu, còn chiếc máy bay tàng hình của Mỹ rơi xuống và nổ tung, văng mảnh vỡ ra một khu vực đồng cỏ rộng lớn.

Người địa phương đã thu lượm các mảnh vỡ của chiếc F-117 từ nhỏ đến to như một chiếc xe hơi. Tham mưu trưởng quân đội Croatia thời chiến tranh Kosovo là đô đốc Davor Domazet-Loso cho biết: "Thời điểm đó, tin tức tình báo của chúng tôi cho biết các điệp viên Trung Quốc đã tìm kiếm trong khu vực chiếc F-117 bị rơi và thu mua các mảnh vỡ máy bay từ những người nông dân địa phương".

Một quan chức quân sự cao cấp của Serbia cũng xác nhận nhiều mảnh vỡ của máy bay Mỹ đã được những người sưu tập đồ lưu niệm quan tâm và cuối cùng chúng rơi vào tay "các tuỳ viên quân sự nước ngoài". Những thông tin này dẫn đến phỏng đoán người Trung Quốc đã sử dụng các mảnh vỡ F-117 Nighthawk để nghiên cứu bí mật công nghệ tàng hình trên máy bay.

Tuy nhiên, Lockheed F-117 Nighthawk không phải là máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm và được coi là đã lạc hậu. Do đó nếu Trung Quốc học công nghệ tàng hình từ mảnh vỡ máy bay này thì chiếc Chengdu J-20 của họ sẽ bị tụt hậu hàng thập kỷ so với những chiếc cùng loại là F-22 Raptor của Mỹ hiện nay.

Biên tập viên James Hardy của tạp chí quốc phòng Janes nghiêng về giả thuyết chiếc J-20 không học hỏi nhiều công nghệ từ mảnh vỡ của chiếc F-117 Nighthawk rơi tại Serbia. Tướng không quân Mỹ đã nghỉ hưu Thomas G. McInerney thì gợi ý có thể thiết kế J-20 dựa trên dự án chế tạo máy bay do thám Lockheed Martin FB-22 hoặc chiếc Northrop Grumman B-2 Spirit của Mỹ .

Máy bay F-117 Nighthawk của Mỹ. Ảnh: Sebastien.
Máy bay có công nghệ tàng hình F-117 Nighthawk của Mỹ. Ảnh: Sebastian.

Trung Quốc lần đầu cho J-20 cất cánh hồi tháng 1 vừa qua đúng dịp Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates sang thăm Bắc Kinh. Dù phải mất nhiều năm thử nghiệm nữa, việc tung ra J-20 vẫn giúp Trung Quốc gia nhập câu lạc bộ những quốc gia ít ỏi trên thế giới có máy bay tàng hình.

Hiện chỉ có Mỹ đang sử dụng máy bay chiến đấu tàng hình tương đương thế hệ với Chengdu J-20 là F-22 Raptor. Còn chiếc Sukhoi T-50 của Nga phải mất 4 năm nữa mới có thể đưa vào phục vụ cho quân đội.

read more

Hàng trăm người bao vây trụ sở công ty xây dựng

0 Nhận Xét :

Sáng 30/8, khoảng 500 người kéo tới Công ty cổ phần xây dựng và lắp máy Trung Nam (quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) để phản đối việc gây ô nhiễm môi trường và cho rằng công ty có liên quan việc thuê côn đồ đánh dân.

Một số người đã đập phá cửa kính, lục lọi khắp công ty, mang trống vào đánh để kích động đám đông. Cảnh sát có mặt ngay sau đó, nhưng vì người dân bao vây trụ sở Công ty Trung Nam quá đông nên cũng không can thiệp được nhiều. Sau vài chục phút, hàng chục cảnh sát đã được điều động thêm.

Theo nhiều người dân, họ kéo đến Công ty Trung Nam để phản đối việc xe benz của công ty này chở đất đá san lấp mặt bằng gây ô nhiễm môi trường. Ông Ngô Chung (thôn Quan Nam 2) cho biết: “Gần một năm rồi người dân phải sống trong cảnh bụi mù mịt do xe benz gây ra. Bụi từ sáng đến tối, bụi trong nhà ra ngoài ngõ, giường chiếu xoong nồi, cây cối, hoa màu… cũng bám đầy bụi. Chúng tôi không chịu nổi”.

Nhiều người cho biết thêm, chỉ khi nào họ phản ứng gay gắt thì đơn vị thi công mới cho xe tưới nước chạy một vòng. Hàng trăm xe chở đất cả ngày lẫn đêm làm cho cuộc sống của người dân bị đảo lộn vì bụi và tiếng ồn.

Mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm vào tối 29/8 khi có hộ dân bị côn đồ chém dằn mặt. Anh Nguyễn Văn Tuấn (40 tuổi, xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang) kể: “Khoảng 21h, tôi đang nằm trong nhà bất ngờ có một nhóm người đi trên 2 ôtô xông vào đánh đập”. Anh Tuấn bị chém 5 nhát dao, toàn thân bị đánh bầm tím, phải điều trị tại bệnh viện.

Tụ tập
Nhiều người dân kéo đến trụ sở Công ty Trung Nam vào sáng nay đòi xử lý. Ảnh: M.N

Một số người dân cho biết, vào thời điểm trên, họ phát hiện 2 ôtô mang biển Sài Gòn vào thôn. Sau khi hay tin "xã hội đen" vào nhà anh Tuấn đánh đập, bức xúc, dân làng đuổi theo nhưng không kịp. Họ ghi lại được biển số xe.

Theo hàng xóm của anh Tuấn, anh sống chan hòa, được bà con yêu mến. Ít tiếng trước khi xảy ra sự việc, chiều 29/8, tại cuộc họp giải quyết về chuyện đền bù ô nhiễm do Công ty Nam Trung gây ra, anh Tuấn đã đại diện cho nhân dân phát biểu nhiều ý kiến khá gay gắt.

Cho rằng việc xảy ra với anh Tuấn có liên quan tới những phản ứng của anh với doanh nghiệp này, sáng hôm nay người dân đã đổ về trụ sở của Nam Trung.

Cảnh sát được tăng cường để đề phòng sự cố xảy ra. Ảnh:
Cảnh sát được tăng cường để đề phòng sự cố xảy ra. Ảnh: M.Nhật

Có mặt tại hiện trường, ông Trương Tấn Mạnh (Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Liên) cho biết: "Xã đang động viên người dân không nên tụ tập đông người, nếu có khiếu kiện gì thì làm đơn gửi lên cơ quan chức năng". Ông nói chính quyền địa phương đang đang chờ sự điều tra của Công an và hướng chỉ đạo của cấp trên để giải quyết.

Theo ông Mạnh, tại cuộc họp chiều 29/8, đại diện Công ty Trung Nam cùng chính quyền xã đã tổ chức họp dân trong vùng bị ảnh hưởng của dự án để giải quyết việc đền bù và ô nhiễm môi trường. "Tại cuộc họp đã giải tỏa hết mọi thắc mắc của người dân, nhưng không hiểu vì sao đến buổi tối lại xảy ra cơ sự vậy", ông nói.
Cảnh sát cho biết sẽ vào cuộc điều tra việc chém người và sẽ xử nghiêm vụ gây rối trật tự công cộng này.
Công ty Cổ phần Trung Nam là chủ đầu tư Dự án Golden Hills & đường Nguyễn Tất Thành nối dài với 400 ha, tọa lạc tại vị trí đắc địa ở quận Liên Chiểu. Dự án được khởi công vào ngày 9/4, dự kiến vào năm 2014 sẽ hoàn thành.

read more

'Đình công tăng vọt là do lương quá thấp'

0 Nhận Xét :

Trong 8 tháng đầu năm, số vụ đình công ở TP HCM đã tăng gấp 4 lần năm ngoái. Báo cáo trước Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, nhiều đại biểu cho rằng, nguyên nhân là do các doanh nghiệp trả lương quá thấp.

Ngày 30/8, Đoàn khảo sát Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội đã có buổi làm việc với TP HCM nhằm chuẩn bị cho việc sửa đổi Bộ luật Lao động. Báo cáo trước Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, các đại biểu TP HCM cho rằng, tình hình thực hiện pháp luật lao động trên địa bàn thành phố còn chưa nghiêm, nhất là vấn đề đình công đang diễn ra gay gắt.

Đại diện Sở Lao động - thương binh và xã hội TP HCM cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2011, trên địa bàn thành phố đã xảy ra 175 vụ đình công với gần 100.000 người tham gia. So với cùng kỳ năm ngoái đã tăng gấp hơn 4 lần cả về số vụ lẫn số người tham gia (cùng kỳ năm 2010 có 40 vụ đình công với 21.000 người). Sở Lao động đã tổ chức thanh tra việc chấp hành luật lao động tại 968 doanh nghiệp và đã quyết định xử phạt với số tiền lên đến 2,75 tỷ đồng.

Công nhân đình công vì lương thấp. Ảnh:
Nhiều công nhân đình công vì lương thấp. Ảnh: T.H.

Đại diện Ban quản lý các khu chế xuất và khu công nghiệp TP HCM cho biết, tính riêng các khu công nghiệp và khu chế xuất, thành phố đã có hơn 70 vụ, tăng gấp 7 lần so với cùng kỳ năm 2010. Các cuộc đình công xuất phát từ việc các doanh nghiệp trả lương quá thấp. Công nhân chủ yếu đòi tăng lương, tăng phụ cấp, tăng các khoản phụ trợ, nâng chất lượng bữa ăn...

Một đại biểu cho biết thêm, đình công chủ yếu do một nhóm người kích động, lôi kéo những công nhân khác. Quận Thủ Đức là nơi có số vụ đình công khá cao và liên tục. "Nếu những năm trước đây các vụ đình công trong ôn hòa thì những tháng đầu năm nay tính phức tạp, quá khích và manh động ngày càng gia tăng. Nhiều công nhân vào công ty làm việc thường mang nỗi sợ hãi bị đánh", vị này nói.

Vị đại biểu này kiến nghị Quốc hội cần nghiên cứu, sửa đổi một cách căn bản, tổng thể các quy định hiện hành nhằm thực tế hóa các quy định về tranh chấp lao động và đình công.

Liên quan đến các doanh nghiệp "ép" công nhân làm quá số giờ làm thêm theo quy định, nhiều đại biểu cho rằng, hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn TP HCM đều vi phạm. Mặc dù đã quy định thời gian làm thêm của một người lao động tối đa không quá 200 giờ một năm, tuy nhiên nhiều công nhân đang phải làm việc hơn 300 giờ.

Đại biểu Nguyễn Thị Dân - Trưởng phòng Lao động tiền lương tiền công Sở Lao động - thương binh và xã hội cho rằng, để xảy ra tình trạng trên là do các chế tài xử phạt vi phạm luật lao động còn ở mức độ thấp, chưa đủ sức răn đe.

"Tôi vào các khu công nghiệp, khu chế xuất thấy công nhân gầy gò, xanh xao quá. Đó là hậu quả của việc làm thêm quá nhiều giờ trong khi mức sống không được cải thiện. Nhiều em không muốn nhưng công ty vẫn bắt các em làm thêm", bà Dân bức xúc.

Về tình hình lao động người nước ngoài làm việc tại TP HCM, đại diện Ban Quản lý các khu chế xuất và khu công nghiệp cũng cho biết, thành phố hiện có hơn 2.100 người nước ngoài làm việc trong các doanh nghiệp, trong đó có 1.742 người có giấy phép lao động (đạt 90%).

"Hiện nay, cơ quan chức năng quản lý tương đối chặt về mặt cấp giấy phép lao động. Chúng tôi vẫn luôn có các cuộc kiểm tra, qua đó thấy các doanh nghiệp thực hiện tương đối tốt việc quản lý lao động người nước ngoài. Đến lúc này, chưa thấy có dấu hiệu bất thường nào", vị đại biểu này nói.

Các đại biểu nhất trí kiến nghị trước Quốc hội, để có một Bộ luật Lao động sửa đổi hoàn thiện, phù hợp với thực tiễn cần thống nhất không tăng thời gian làm thêm của người lao động, tối đa là 200 giờ một năm, tăng mức lương tối thiểu cho công nhân. Bộ luật Lao động sửa đổi cần quy định các nguyên tắc cơ bản về các vấn đề tranh chấp lao động hay đình công. Đối với thời gian nghỉ thai sản của lao động nữ, các đại biểu nhất trí nâng thời gian nghỉ lên 6 tháng (so với luật hiện nay chỉ có 4 tháng) trước và sau khi sinh...

Đại diện Đoàn khảo sát Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội ghi nhận những ý kiến đóng góp và kiến nghị của các đại biểu TP HCM và hứa sẽ đưa những ý kiến này trình trước Quốc hội nhằm làm cho Bộ luật lao động sửa đổi đáp ứng nguyện vọng của nhân dân.

read more

Sẽ phạt 'nguội' cả ôtô biển xanh, biển đỏ vi phạm

0 Nhận Xét :

Trung tá Nguyễn Văn Quỹ (Đội CSGT số 1, Hà Nội) khẳng định, không có chuyện né xử lý xe biển xanh, biển đỏ. Sau khi chụp ảnh, lập biên bản, các tổ tuần tra sẽ viết thông báo dán lên kính ôtô vi phạm.

Sáng 29/8, ngay khi VnExpress.net đăng thông tin "Hà Nội thí điểm xử phạt ôtô vi phạm qua hình ảnh", nhiều độc giả đã gửi ý kiến ủng hộ biện pháp này bởi nó giúp đơn giản việc nộp phạt và giảm tải cho lực lượng cảnh sát. Tuy nhiên, cũng còn nhiều ý kiến băn khoăn về "biện pháp xử lý tiếp theo" của cảnh sát đối với các xe không chính chủ, xe biển xanh, biển đỏ...

Ảnh: Tiến Dũng.
Cảnh sát xử lý một ôtô đỗ trên phần đường dành cho người đi bộ trên phố Trần Hưng Đạo. Ảnh: Tiến Dũng.

Trao đổi với VnExpress.net, trung tá Nguyễn Văn Quỹ - Đội CSGT số 1 cho hay, việc áp dụng sử phạt bằng hình ảnh là do hiện nay khá nhiều xe trong khu vực trung tâm dừng, đỗ sai quy định, gây ùn tắc giao thông. Sau gần một tuần triển khai, đội đã chụp được ảnh của hơn 50 ôtô vi phạm quy định trên nhiều tuyến phố và lập hồ sơ xử lý.

Theo trung tá Quỹ, để người vi phạm biết được lỗi mắc phải, sau khi chụp ảnh, lập biên bản có sự làm chứng của công an phường, các tổ tuần tra sẽ viết thêm một thông báo để dán lên kính ôtô vi phạm. Trong buổi sáng 29/8, 4 trong 9 trường hợp được dán thông báo vi phạm đã đến trụ sở cảnh sát xuất trình giấy tờ và nộp phạt theo quy định.

Với sự phối hợp của Đội đăng ký xe nên ngay trong ngày, những trường hợp vi phạm không đến giải quyết sẽ được xác minh thông tin chủ phương tiện để cảnh sát gửi thông báo vi phạm đến cá nhân hoặc cơ quan sở hữu xe.

Cũng theo ông Quỹ, sau khi thông báo lần 1, người vi phạm không đến, đội sẽ gửi thông báo lần 2, lần 3 và cuối cùng sẽ có biện pháp xử lý kiên quyết.

"Ôtô bắt buộc phải đi trên đường, nếu chủ phương tiện nhất quyết không đến nộp phạt, chúng tôi sẽ thông báo biển kiểm soát tới tất cả các chốt để khi gặp xe lưu thông thì xử lý", ông Quỹ nói về một trong các "biện pháp xử lý tiếp theo".

Ảnh:
Chủ mới nhất của chiếc xe vi phạm có trách nhiệm nộp phạt. Ảnh: Tiến Dũng.

Trước những băn khoăn về việc khó xử phạt bằng hình ảnh với các xe được mua bán trao tay, ông Quỹ cho biết, hiện chưa có thống kê cụ thể số lượng ôtô không chính chủ nhưng nếu xe chưa làm thủ tục sang tên đổi chủ mà vi phạm và bị ghi lại hình ảnh thì chủ sở hữu của phương tiện đó phải có trách nhiệm nộp phạt.

"Theo quy định, tất cả xe mua đi bán lại đều phải làm thủ tục sang tên và nộp lệ phí để công an quản lý. Vậy nên xe nào không làm thủ tục này, khi vi phạm chúng tôi sẽ gửi thông báo về chủ xe đăng ký thông tin tại cơ quan công an. Người này phải tới công an cung cấp thông tin về việc bán chiếc xe cho ai để chúng tôi có hướng xử lý tiếp theo", ông Quỹ nói thêm.

Trung tá Quỹ khẳng định, không có chuyện né xử lý xe biển xanh, biển đỏ, xe cá nhân hay xe công vi phạm đều bị xử lý công bằng. Thậm chí, người dân chụp được ảnh xe vi phạm, nếu cam kết rằng cung cấp thông tin đó một cách khách quan, không vì mục đích cá nhân, cảnh sát sẽ mời chủ sở hữu xe vi phạm tới giải quyết.
"Chúng tôi rất mong người dân khi nhận được thông báo vi phạm sẽ mang giấy tờ lên cơ quan công an để tự giác nộp phạt, nếu không sẽ bị xử lý bằng tình tiết tăng nặng", trung tá Nguyễn Văn Quỹ nhấn mạnh.

Trung tá Trần Ngọc Ánh, Đội trưởng Đội Tham mưu - Tổng hợp (Phòng CSGT Hà Nội) cho biết, Đội CSGT số 1 và Đội Tuần tra kiểm soát đang thí điểm xử phạt ôtô vi phạm qua hình ảnh tại quận Hoàn Kiếm bởi khu vực trung tâm này hiện có nhiều phương tiện dừng, đỗ sai quy định. Trong gần một tuần triển khai, có gần 70 trường hợp vi phạm được xử lý bằng hình ảnh.


read more

Tàu Trung Quốc ngang ngược xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam

0 Nhận Xét :

Sáng 26/5, 3 tàu hải giám Trung Quốc đã vi phạm vùng đặc quyền kinh tế của VN, gây thiệt hại lớn về kinh tế và cản trở hoạt động của Tập đoàn Dầu khí quốc gia VN.

Ông Đỗ Văn Hậu, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia VN (PVN), cho biết thực hiện kế hoạch PVN đã phê duyệt chương trình thăm dò khai thác dầu khí năm 2011, doanh nghiệp thành viên - Tổng công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí, một thành viên của PVN, đã cử tàu địa chấn Bình Minh 02 triển khai khảo sát địa chấn tại khu vực lô 125, 126, 148, 149 ở thềm lục địa miền Trung của Việt Nam.

Cả 4 lô này đều nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Tàu địa chấn Bình Minh 02 đã khảo sát hai đợt tại đây, đợt 1 vào năm 2010 và đợt 2 bắt đầu từ ngày 17/3/2011. Quá trình khảo sát những ngày vừa qua được tiến hành trôi chảy và tàu Bình Minh đã thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.

Tuy nhiên, vào lúc 5h5 ngày 26/5, rađa tàu địa chấn Bình Minh 02 đã phát hiện có tàu lạ đang chuyển động rất nhanh về phía khu vực khảo sát. Sau đó 5 phút thì phát hiện tiếp 2 tàu nữa đi từ phía ngoài vào. Đó là ba tàu hải giám của Trung Quốc chạy thẳng vào khu vực khảo sát mà không có cảnh báo.

Tàu hải giám Trung Quốc mang số hiệu 84 vi phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Ảnh: TTXVN.

Trên cơ sở tốc độ di chuyển của tàu hải giám Trung Quốc, tàu Bình Minh thấy có khả năng sẽ ảnh hưởng đến thiết bị của tàu nên đã quyết định hạ thấp thiết bị để tránh thiệt hại.

Vào lúc 5h58, tàu hải giám Trung Quốc đã chủ động chạy qua khu vực thả dây cáp, cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02. Vị trí mà ba tàu hải giám Trung Quốc phá hoại thiết bị của tàu Bình Minh 02 của PVN, chỉ cách mũi Đại Lãnh (Phú Yên) khoảng 120 hải lý, nằm hoàn toàn trong vùng vùng đặc quyền kinh tế thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Ông Hậu cho biết thêm ba tàu Hải giám Trung Quốc đã làm ảnh hưởng, cản trở hoạt động bình thường của tàu địa chấn Bình Minh 02. Sau đó tiếp tục uy hiếp tàu Bình Minh 02 và thông báo là tàu Bình Minh đã vi phạm chủ quyền của Trung Quốc. Nhưng tàu Bình Minh của PVN cương quyết bác bỏ luận điệu của tàu hải giám Trung Quốc và khẳng định rằng tàu Bình Minh đang nằm trong vùng thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Vị trí các tàu hải giám Trung Quốc vi phạm chủ quyền Việt Nam và cắt cáp của tàu Bình Minh 02. Ảnh: TTXVN.

Tuy nhiên, việc tiếp tục công việc ngay lúc đó của tàu Bình Minh 02 vẫn bị ba tàu Hải giám Trung Quốc cản trở cho tới 9h sáng 26/5 khi 3 tàu này rời khỏi khu vực khảo sát.

Tàu Bình Minh 02 và các tàu bảo vệ đã phải dừng công việc trong ngày 26/5 và thu lại các thiết bị bị hỏng để sửa chữa.

Dưới sự chỉ đạo của PVN và Tổng công ty Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí, tàu Bình Minh 02 đã sửa chữa thiết bị tại chỗ và tới 6h sáng 27/5, tàu Bình Minh 02 đã trở lại hoạt động.

Phó tổng giám đốc PVN khẳng định việc các tàu hải giám Trung Quốc vào rất sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam để phá hoại, cản trở các hoạt động thăm dò khảo sát bình thường của PVN là một hành động hết sức ngang ngược, vi phạm trắng trợn đối với quyền chủ quyền của Việt Nam, gây thiệt hại lớn về kinh tế và cản trở hoạt động của PVN.

PVN đã báo cáo và đề nghị Chính phủ, các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có các biện pháp phản đối mạnh mẽ nhất có thể đối với phía Trung Quốc; yêu cầu phía Trung Quốc dừng ngay các hành động cản trở hoạt động của PVN. Đồng thời hỗ trợ PVN thực hiện nhiệm vụ thăm dò, khai thác của mình.

Tập đoàn PVN cũng khẳng định các công việc khảo sát địa chấn ở khu vực này sẽ được tiến hành bình thường vì đây là khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam. PVN sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan để bảo đảm cho hoạt động của tàu Bình Minh 02 được hiệu quả, an toàn.

Tàu địa chấn Bình Minh 02 được PVN đầu tư trang bị từ năm 2008 và đã tiến hành các đợt khảo sát trên vùng thềm lục địa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

read more

Việt Nam không bao giờ nhượng bộ về chủ quyền

0 Nhận Xét :
Quang cảnh buổi đối thoại chiến lược quốc phòng-an ninh Việt-Trung cấp Thứ trưởng lần thứ hai. Ảnh: TTXVN.
Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh. Ảnh: Nguyễn Hưng.

Trong cuộc đối thoại chiến lược quốc phòng an ninh Việt - Trung mới đây, hai bên đã bàn về nhiều chủ đề trong đó có Biển Đông. Đại diện Việt Nam khẳng định chúng ta cam kết giải quyết tranh chấp bằng phương thức hòa bình, nhưng không bao giờ nhượng bộ vô nguyên tắc về chủ quyền.

Đây là cuộc đối thoại chiến lược cấp thứ trưởng lần thứ hai, diễn ra ngày 28/8 tại Bắc Kinh, Trung Quốc.

Cuộc đối thoại diễn ra dưới sự đồng chủ trì của Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, và Thượng tướng Mã Hiểu Thiên, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc

Hai bên đã nhất trí nhiều biện pháp thúc đẩy hợp tác quốc phòng song phương và đạt được nhận thức chung trong nhiều vấn đề, góp phần tăng quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Phát biểu tại đối thoại, Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh và Thượng tướng Mã Hiểu Thiên nhất trí đánh giá quan hệ giữa hai Đảng, hai nhà nước tiếp tục phát triển phù hợp với khuôn khổ quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện. Quan hệ kinh tế và thương mại phát triển nhanh, giao lưu văn hóa, giao lưu nhân dân liên tục được mở rộng...

Với đà phát triển chung của quan hệ hai nước, hợp tác quốc phòng Việt-Trung cũng có những bước tiến mạnh mẽ. Hai bên thường xuyên trao đổi đoàn các cấp nhằm tạo sự tin cậy, hiểu biết nhau, xây dựng quan hệ gắn bó giữa quân đội hai nước. Trong đó, nổi bật là chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, vào đầu năm 2010, chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thượng tướng Lương Quang Liệt và dự Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+) cuối năm 2010, và chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thượng tướng Quách Bá Hùng, Phó chủ tịch quân ủy trung ương Trung Quốc vào đầu năm 2011.

Quan hệ giao lưu, hợp tác, phối hợp giữa hải quân, biên phòng và quân khu giáp biên hai nước được đẩy mạnh. Các cuộc tuần tra liên hợp trên biển và trên bộ đạt được kết quả tốt. Việc trao đổi học viên quân sự tăng cả số lượng và chuyên ngành...
Quang cảnh buổi đối thoại chiến lược quốc phòng-an ninh Việt-Trung cấp Thứ trưởng lần thứ hai. Ảnh: TTXVN.
Quang cảnh buổi đối thoại chiến lược quốc phòng-an ninh Việt-Trung cấp Thứ trưởng lần thứ hai. Ảnh: TTXVN.

Tại Đối thoại chiến lược quốc phòng-an ninh Việt-Trung lần này, hai bên thống nhất tiếp tục đẩy mạnh hợp tác trong nhiều lĩnh vực như tăng cường trao đổi đoàn, sớm hoàn thành đường dây nóng giữa hai Bộ Quốc phòng, mở rộng trao đổi đào tạo học viên quân sự dài hạn và ngắn hạn. Trung Quốc nhất trí chia sẻ kinh nghiệm với Việt Nam trong việc tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc...
Hai bên cũng cho rằng cần đẩy mạnh thông tin tuyên truyền để chiến sĩ và nhân dân Việt-Trung hiểu rõ mối quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác thiết thực và cùng có lợi giữa quân đội và nhân dân hai nước.
Tại cuộc đối thoại, hai bên cũng dành thời gian trao đổi về tình hình Trung Đông-Bắc Phi và đặc biệt là việc đẩy mạnh can dự của các nước lớn vào khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

“Chúng ta cần nghiên cứu kỹ hệ lụy của sự can dự này để xây dựng một khu vực hòa bình, ổn định và không bị bất ngờ”, Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh nói.

Tuy nhiên, ông cho rằng: “Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự can dự này là do các nước nội bộ khu vực phát sinh vấn đề với nhau”.

Biển Đông

Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh và Thượng tướng Mã Hiểu Thiên đã thẳng thắn trao đổi những vấn đề còn khác biệt trong quan hệ hai nước.

Theo Thượng tướng Mã Hiểu Thiên, hiện nay điểm bất đồng và nhạy cảm nhất trong quan hệ hai nước là tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, hai nước cần xử lý thỏa đáng vấn đề này vì đại cục quan hệ Việt-Trung và ổn định khu vực

“Hòa bình hai bên đều có lợi. Đối đầu hai bên đều thiệt hại”, Thượng tướng Mã Hiểu Thiên nói.

Khẳng định Việt Nam luôn coi trọng quan hệ đại cục với Trung Quốc và mong muốn tìm được giải pháp “cùng thắng”, Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh đã nêu rõ vấn đề Biển Đông có ba khía cạnh khác nhau nhưng liên quan mật thiết, đó là Tuyên bố chủ quyền của các nước liên quan; Xử lý mối quan hệ giữa Việt Nam-Trung Quốc; Xử lý trên các diễn đàn đa phương.

Việt Nam và Trung Quốc có nhiều tuyên bố chủ quyền vào nhiều thời điểm, nội dung và phạm vi khác nhau. Giải quyết vấn đề phải tôn trọng lịch sử nhưng dù thế nào đi chăng nữa cũng phải tuân thủ luật pháp quốc tế.

Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam cho rằng các vấn đề trên Biển Đông cần được xử lý theo luật pháp quốc tế, đó là những vấn đề mang tính quốc tế theo Luật Biển phải giải quyết trên bình diện quốc tế, những vấn đề liên quan đến nhiều nước cần phải giải quyết giữa những nước liên quan, những vấn đề liên quan đến hai nước cần giải quyết song phương. Những tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam và Trung Quốc, rõ ràng cần giải quyết hai nước với nhau, theo luật pháp quốc tế và công khai minh bạch.

“Việt Nam không có ý định quốc tế hóa các vấn đề giữa Việt Nam và Trung Quốc vì chính lợi ích của chúng tôi", Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh nói.

Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh cũng chia sẻ, để bảo vệ và xây dựng đất nước chỉ có một con đường là giữ gìn độc lập tự chủ, chủ quyền lãnh thổ và quan hệ tốt với cộng đồng thế giới, không thể có những điều đó nếu dựa vào nước này để chống nước kia.

“Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy với tất cả các quốc gia trên thế giới. Nhưng nếu Việt Nam cần sự ủng hộ, đồng cảm, hợp tác và phát triển thì còn có ai hơn một nước Trung Quốc Xã hội chủ nghĩa láng giềng, với hơn 1 tỷ 350 triệu dân, đang phát triển, có vị thế và uy tín ngày càng cao trên thế giới, một khi các đồng chí tôn trọng độc lập chủ quyền của Việt Nam và mong muốn Việt Nam cùng phát triển?".

Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh cũng nêu bật việc cần phải công khai, minh bạch trên các diễn đàn để nhân dân hai nước và cộng đồng quốc tế hiểu rõ bản chất vấn đề Biển Đông trong mối quan hệ hữu nghị tổng thể giữa hai nước: “Có thông tin đầy đủ và chính xác là nhu cầu của hơn 80 triệu người dân Việt Nam và hơn 1 tỷ 350 triệu người dân Trung Quốc.”

Trung tướng nhấn mạnh thêm: “Một thực tế hiển nhiên là Trung Quốc cam kết không lấy đất, lấy biển của Việt Nam, và Việt Nam cũng không bao giờ nhượng bộ vô nguyên tắc về chủ quyền. Và Việt Nam cũng không bao giờ dựa vào bất kỳ một nước nào để chống Trung Quốc!.”

Việt Nam sẵn sàng hợp tác cùng phát triển với Trung Quốc ở những khu vực thực sự có tranh chấp theo luật pháp quốc tế quy định, và về lâu dài sẽ tìm giải pháp xử lý mà hai bên có thể chấp nhận được, nhưng “trong lúc chưa phân định được, hai bên tuyệt đối không được sử dụng vũ lực và thậm chí cũng không được nghĩ đến việc sử dụng vũ lực,” Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh nhấn mạnh.

read more

Ông Noda được bầu làm thủ tướng Nhật

0 Nhận Xét :
Hạ viện Nhật Bản bầu cựu Bộ trưởng Tài chính Yoshihiko Noda vào chức thủ tướng kế nhiệm ông Naoto Kan, người vừa mới từ chức.

Đây là vị thủ tướng thứ sáu của Nhật trong vòng 5 năm.

Việc bỏ phiếu tại Hạ viện diễn ra sau khi ông Noda được chọn làm lãnh đạo đảng cầm quyền Dân chủ Nhật Bản hôm thứ Hai 29/08.

Trước đó cựu Thủ tướng Naoto Kan đã từ chức vì bị ch̉i trích về cách thức xử lý hậu quả thiên tai động đất và sóng thần.

Giới phóng viên nói tân thủ tướng sẽ phải đối diện nhiều nhiệm vụ nặng nề, trong đó có việc hàn gắn rạn nứt bên trong đảng.

Thượng viện Nhật Bản, vốn yếu thế hơn, cũng sẽ phải bỏ phiếu thông qua trước khi ông Noda có thể lên làm thủ tướng. Nếu Thượng viện không thuận thì Hạ viện sẽ phải bỏ phiếu lại.

Nhiều khu vực ở Nhật Bản còn đang phải tái thiết sau trận động đất và sóng thần khủng khiếp hồi tháng Ba, cuộc khủng hoảng hạt nhân tại nhà máy điện Fukushima cũng đang chờ giải quyết.

Bên cạnh đó, ông Noda, một người theo phe bảo thủ về tài chính, cũng sẽ phải đối phó với bài toán khó về kinh tế trì trệ.

Trong quá khứ ông đã từng tuyên bố muốn củng cố ngân sách qua việc tăng thuế, thí dụ tăng gấp đôi thuế bán hàng mà hiện đang ở mức 5% - với mục đích cuối cùng là giảm nợ công và tăng an sinh xã hội.

Không như ông Kan, ông Noda muốn tái khởi động các lò phản ứng hạt nhân và không ủng hộ kêu gọi giải trừ hạt nhân một cách hoàn toàn.

Vì quyền lợi của người dân

Sau khi Hạ viện bỏ phiếu xong, ông Noda phát biểu: "Hãy cùng đổ mồ hôi vì người dân Nhật Bản".

"Đây là ước nguyện thành thực của tôi."

Đảng Dân chủ Nhật (DPJ) đã giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử 2008, chấm dứt nửa thế kỷ cầm quyền liên tục của đảng Dân chủ Tự do.

Thế nhưng DPJ lại mất quyền kiểm soát Thượng viện trong kỳ bầu cử 2010 và gặp nhiều khó khăn trong việc thông qua nhiều điều luật tại Quốc hội.

DPJ cũng đang bị chia rẽ trong nội bộ, xung quanh một nhân vật quyền bính là Ichiro Ozawa.

Ông Ozawa - vốn được gọi là vị Shogun trong bóng tối - tập hợp quanh mình 130 dân biểu, cho dù đang chờ ngày ra tòa vì cáo buộc biển thủ tiền ủng hộ của cử tri. Ông này cũng đang bị DPJ treo thẻ đảng.

read more

Gia đình Gaddafi chạy sang Algeria

0 Nhận Xét :

Vợ và ba người con của Đại tá Muammar Gaddafi đang tị nạn ở Algeria, các quan chức nước này cho biết.

Thông cáo của Bộ ngoại giao Algeria cho biết, vợ ông là bà Safia, con gái Ayesha và hai người con trai Muhammad và Hannibal đã rời Libya vào sáng thứ Hai 29/8.

Tin tức này đã được thông báo với Liên Hiệp Quốc và các lãnh đạo quân nổi dậy, hãng thông tấn Algeria APS trích Bộ Ngoại giao Algeria cho biết.

Các thành viên gia đình Đại tá Gaddafi đã vượt qua biên giới giữa Libya và Algeria vào lúc 08:45 giờ địa phương (tức 07:45 GMT) ngày 29/8.

Đại sứ Algeria ở Liên Hiệp Quốc nói rằng họ được tiếp nhận trên cơ sở nhân đạo.

Trong khi đó, quân nổi dậy nói họ đã phát hiện bốn hố chôn tập thể trong những ngày gần đây.

Theo Hội đồng Chuyển giao Quốc gia ̣(NTC), có ít nhất 53 người thiệt mạng tại đây.

Một nhân chứng tận mắt chứng kiến cho biết hơn 100 người đã bị hành quyết theo lệnh của chính Khamis Gaddafi, một trong các con trai của Đại tá Gaddafi

Theo Bộ trưởng Tư pháp NTC Muhammed al-Alagi, thêm ba hố chôn người tập thể được phát hiện ở Libya, bao gồm một số nơi gần hai thị trấn Brega và Ras Lanuf.

Địa điểm này gần với những doanh trại quân đội nằm dưới quyền Khamis. Quân nổi dậy nói bản thân ông Khamis có thể đã bị giết trong một trận đụng độ gần Bani Walid.

Phóng viên BBC Andrew Hosken, người đã đến thăm một trong những địa điểm thảm sát ở đông nam Tripoli, nói: "Ở trang trại này, tôi thấy một số lượng lớn các thi thể bị cháy đen mà người ta cho là đây là các binh lính từ chối chiến đấu cho đại tá Gaddafi trong những tuần gần đây."

Con trai đã chết?

Phóng viên BBC Jon Leyne ở thành phố miền đông Benghazi nói ông nghe về việc này lần đầu tiên là từ phía quân nổi dậy hai ngày trước đó.

Tuy nhiên, vào lúc đó, nhà chức trách Algeria đã phủ nhận việc một đoàn xe bọc thép gồm sáu chiếc đã băng qua biên giới.

Algeria là nơi tị nạn hiển nhiên của gia đình Gaddafi vì hai quốc gia này có chung một đường biên giới dài và chính phủ Algeria cho đến nay vẫn chưa công nhận Hội đồng Chuyển giao Quốc gia của quân nổi dậy, phóng viên BBC cho biết.

"Ở trang trại này, tôi thấy một số lượng lớn các thi thể bị cháy đen mà người ta cho là đây là các binh lính từ chối chiến đấu cho đại tá Gaddafi trong những tuần gần đây. "

Andrew Hosken, phóng viên BBC ở Tripoli

"Họ được tiếp đón trên cơ sở nhân đạo," Mourad Benmehidi, đại sứ Algeria ở LHQ nói với BBC.

"Quy luật thiêng liêng về lòng mến khách trong văn hóa chúng tôi là điều mà mọi người phải luôn nhớ, đặc biệt ở khu vực sa mạc này nơi chúng tôi có nghĩa vụ giúp đỡ bất kỳ một ai."

Tuy nhiên, phát ngôn viên của NTC Mahmoud Shamman nói: "Đây có thể coi là một hành động gây hấn chống lại người dân Libya và đi ngược lại nguyện vọng của họ.”

"Chúng tôi sẽ dùng tất cả các biện pháp pháp lý để đưa những tên tội phạm này về nước và đưa chúng ra trước công lý ở Libya.”

Muhammad và Hannibal là hai trong số những người con trai của Gaddafi ít dính líu nhất đến chính trị.

Quân nổi dậy trước đó đoán rằng những người con trai khác của Gaddafi có lẽ đang ở bên trong hoặc gần căn cứ địa của Gaddafi ở Sirte.

Hôm thứ Hai ngày 29/8, Đại tá Al-Mahdi Al-Haragi của quân nổi dậy nói rằng Khamis, người đã chỉ huy một binh đoàn của Libya vốn bị buộc t̀ội đã gây ra một vụ thảm sát vào tuần trước, đã chết sau khi bị thương nặng trong một trận chiến.

Phát ngôn viên quân sự của quân nổi dậy Ahmed Bani nói các thi thể trong trận đánh đó đều bị thiêu hủy đến mức không thể nhận dạng, nhưng các binh lính bị bắt nói những thi thể này là cận vệ của Khamis.

Ông Bani cũng cho biết anh rể của Đại tá Gaddafi và người đứng đầu cơ quan tình báo Abdullah al-Sanussi, “gần như chắc chắc đã bị giết” trong cùng vụ đụng độ.

Rò rỉ tài liệu LHQ

Nhiều nguồn tin ban đầu cho biết Khamis đã bị giết trong một vụ không kích, mặc dù những thông tin này sau đó bị nghi vấn.

Các tuyên bố hồi đầu tháng Tám về việc quân nổi dậy đã bắt giữ người con trai nổi tiếng nhất của Đại tá Gaddafi, Saif al-Islam, hóa ra không phải là sự thật.

Các chiến binh nổi dậy đang tiến công về phía Sirte, và trước đó đã chiếm được một thị trấn nhỏ Nofilia trên đường đi.

Quân nổi dậy nói họ nghĩ Đại tá Gaddafi có thể vẫn ở trong khu vực Tripoli, theo phóng viên BBC.

Trong khi đó, một bản tài liệu bị rò rỉ tiết lộ đề xuất của LHQ về một Libya hậu xung đột. Đề xuất này kêu gọi triển khai gần 200 các quan sát viên quân sự và 190 cảnh sát LHQ để giúp ổn định đất nước.

Số cảnh sát và quan sát viên này sẽ theo sau một sứ mạng của LHQ gồm 61 nhân viên nòng cốt trong khoảng thời gian ba tháng, theo bản báo cáo bị rò rỉ trên trang mạng Inner City Press.

Bất kỳ kế hoạch nào như thế chỉ có thể được tiến hành với đề xuất của chính quyền chuyển tiếp Libya và phải được Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc cho phép.

read more

21 tháng 8, 2011

Thêm 7 cán bộ QLTT Long An bị xem xét kỷ luật

21 tháng 8, 2011
0 Nhận Xét :
Ngày 19/8, Đảng ủy khối các cơ quan cấp tỉnh Long An đã thông qua dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra thêm 7 đảng viên, thuộc Chi cục Quản lý thị trường Long An, có dấu hiệu sai phạm.

Theo đó, Ban thường vụ Đảng ủy khối các cơ quan cấp tỉnh Long An đề nghị các đảng viên Chi bộ 3, thuộc Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) Long An, bỏ phiếu kín về nội dung đề xuất kỷ luật 7 cán bộ, gồm: bà Trần Thị Kim Loan, ông Đặng Trường Chinh, ông Huỳnh Văn Chiến, ông Nguyễn Minh, ông Trần Ngân Giang, ông Nguyễn Thanh Tú và ông Huỳnh Văn Hữu.

Theo TTXVN, các cán bộ này bị tố cáo về một số khuyết điểm trong thi hành nhiệm vụ, vi phạm những điều công chức QLTT không được làm, vi phạm qui định của Nhà nước khi qua lại biên giới. Phần lớn những cán bộ này được đề nghị kiểm điểm rút kinh nghiệm do sai phạm chưa đến mức phải thi hành kỷ luật trong Đảng.

Đối với trường hợp ông Nguyễn Văn Minh - nguyên Chi cục trưởng Chi cục QLTT, hiện là Phó giám đốc Sở Công thương Long An - Đảng ủy khối cho biết đã tách ra kiểm tra và sẽ xử lý kỷ luật riêng, do cùng lúc ông Minh phải giải trình đến 7 nội dung sai phạm, liên quan đến cá nhân và tập thể.

Riêng bà Trần Thị Kim Loan - Trưởng Phòng Tổ chức hành chính của Chi cục QLTT, đã mắc nhiều sai phạm như: Tham mưu sai dẫn đến việc lãnh đạo cấp trên ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động, bổ nhiệm và miễn nhiệm cán bộ lãnh đạo cấp đội phó, đội trưởng… không đúng qui định, khiến nội bộ không đồng tình gửi nhiều đơn, thư tố cáo... bị đề nghị phê bình nghiêm khắc trước tập thể.

Ông Huỳnh Văn Hữu - Đội trưởng Đội QLTT Cơ động - bị đề nghị kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với các sai phạm: “Cố ý làm trái, làm sai lệch hồ sơ vụ việc, dẫn đến hậu quả xử lý sai pháp luật”.

Trước đó, như VietNamNet đã đưa tin, ngày 12/8, Đảng ủy Sở Công thương tỉnh Long An đã triển khai quyết định xử lý kỷ luật Đảng đối với 6 đảng viên thuộc Chi cục QLTT tỉnh Long An. Trong đó, có việc khai trừ Đảng, buộc thôi việc đối với ông Nguyễn Văn Tâm (nguyên chi ủy viên Chi bộ 3, nguyên Đội trưởng Đội Quản lí thị trường số 5).

Theo kết luận của Đảng ủy khối các cơ quan cấp tỉnh Long An, ông Tâm bị suy thoái về tư tưởng, đạo đức lối sống, quan hệ bất chính với bà Trần Thúy Liễu (vợ cố nhà báo Hoàng Hùng, bị can thừa nhận phóng hỏa giết chồng); lợi dụng chức quyền, sai "đàn em" ép các nhà hàng, quán ăn mua khăn lạnh; tham gia đánh bạc qua biên giới làm giảm uy tín cán bộ, đảng viên, gây dư luận xấu cho tổ chức. Ngoài ra, ông Tâm còn có biểu hiện che giấu tội phạm. Cụ thể, sau khi nhà báo Hoàng Hùng bị sát hại, ông Tâm thường xuyên điện thoại liên lạc với bà Trần Thúy Liễu và hai lần đến nhà để hướng dẫn người phụ nữ này cách đối phó với cơ quan điều tra.

Tại cuộc họp ngày 8/8, Ban Thường vụ Đảng ủy khối các cơ quan tỉnh Long An cũng đã thống nhất hình thức xử lí kỷ luật khai trừ Đảng đối với ông Nguyễn Văn Tâm vì đã có hành vi sai phạm nghiêm trọng về các vấn đề đảng viên không được làm. Ngoài ra, Đảng ủy khối các cơ quan cấp tỉnh Long An cũng đề nghị Sở Công thương Long An buộc thôi việc ông Tâm. Trước đó, ông Tâm cũng bị Sở Công thương Long An cách chức Đội trưởng Quản lý thị trường số 5 và được bố trí tạm thời làm nhân viên phòng nghiệp vụ của Chi cục Quản lí thị trường tỉnh Long An.

read more

Chuyện ly kỳ về rắn trắng ở đền Trần

0 Nhận Xét :
"Ông rắn" dài khoảng 1,8m, màu trắng, có sọc màu nâu mờ chạy dọc cơ thể, trên đầu có mào màu xanh đỏ. Rất nhiều người đã chụp được ảnh rắn trắng, có người còn quay được cả video.

Bạch xà xuất hiện trên ngai vua Trần

Đền Trần là nơi thờ tự các vị vua và các vị thủy tổ triều Trần. Đền được xây dựng vào năm Chính Hòa thứ 15 (tức năm1695) trên nền đất cũ, nơi phát tích của các vị vua nhà Trần, nay là phường Lộc Vượng, Thành phố Nam định.

Từ lâu, ngôi đền thiêng đã trở thành nơi hành hương của hàng vạn người và thu hút hàng ngàn du khách mỗi năm, đặc biệt đông vào các đợt lễ lớn như hội tháng Giêng, lễ khai ấn. 


Đền Trần ở Nam Định.


Từ khi có tin “thần Bạch xà” xuất hiện, ngôi đền vốn đã có tiếng linh thiêng lại càng thu hút nhiều du khách đổ về với sự tò mò và tấm lòng thành kính.

Chúng tôi vào một quán nước gần đền và lân la hỏi chuyện. Bà Hương bán nước khẳng định: “Chuyện rắn trắng xuất hiện trên ngai thờ vua Trần là có thật”.

Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Huy Chiến (trưởng đền) và ông Phùng Văn Đồng (phó ban quản lý di tích) khẳng định chuyện “thần Bạch xà” xuất hiện trên ngai các vua Trần là có thật. “Thần bạch xà” xuất hiện trong ba ngày từ chiều 7 – 9 tháng Giêng năm Mậu Tý (tức năm 2008). Các ông còn cho biết, ngày “ông rắn” xuất hiện chính là ngày diễn ra chợ Viềng hàng năm. Như thường lệ, những người dân đi chợ, sau đó vào đền cầu xin những điều may mắn, sung túc cho gia đình.
Ông Trần Huy Chiến khẳng định có rắn trắng xuất hiện ở đền Trần.

Khi “thần Bạch xà” ngự trên ngai thờ các vua Trần thì có hàng ngàn, hàng vạn người biết. “Thấy chuyện lạ, người dân đến lễ càng đông, ai cũng kính cẩn dâng hương, nhiều người còn xin chụp ảnh. Có ông công an chụp được còn biếu lại đền, đến nay nhà đền vẫn còn lưu lại những bức ảnh của “ông rắn” như một sự tích. Hôm ấy nhà đền mở cửa cả đêm” - ông Chiến kể lại.

Như để khẳng định những điều mình nói, các ông cho người hướng dẫn chúng tôi đi thăm đền và xem những bức ảnh về “ông rắn” mà nhà đền còn lưu lại được. Nhìn bức ảnh “ông rắn” chị hướng dẫn viên cho chúng tôi biết: “Ông rắn dài khoảng 1,5m, đường kính chỗ to nhất khoảng 3cm, thân màu trắng, có một vạch màu sẫm xanh chạy dọc cơ thể”.

Sau đó, chị dẫn chúng tôi đi vào hậu điện đền Thiên Trường. Gian hậu điện thứ nhất là nơi thờ các vị thủy tổ triều Trần là Trần Kinh, Trần Hấp, Trần Lý, Trần Thừa. Gian hậu điện thứ hai là nơi thờ 14 ngai, tượng trưng cho 14 vị vua triều Trần.
Ngai vua Trần Nhân Tông - nơi rắn trắng xuất hiện.

Bốn vị vua đầu tiên và cũng là bốn vị vua anh minh nhất triều Trần là Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông và Trần Anh Tông, được thờ ở chính giữa, bên trên có bức hoành phi “thiên địa trường tồn” (ý muốn nói trường tồn cùng sông núi). Đây cũng chính là nơi “thần Bạch xà” xuất hiện trong suốt 3 ngày, giữa khói hương nghi ngút của nhân dân khắp nơi đổ về.

“Rắn trắng xuất hiện và chỉ bò xung quanh 4 ngai thờ của 4 vị vua đầu tiên của triều Trần nhưng chủ yếu là ngự trên ngai của Trần Nhân Tông, vị vua 2 lần đánh thắng quân Nguyên Mông xâm lược (lần thứ 2 và thứ 3) và lập ra phái thiền Trúc Lâm, được nhân dân kính cẩn gọi là Phật Hoàng Trần Nhân Tông” - chị hướng dẫn viên kể lại.
Rắn trắng bò vắt ngang trên ngai vua Trần. Ảnh do thợ chụp ảnh dạo ở đền Trần chụp được.


Những điều chị kể làm chúng tôi nhớ lại đức Trần Nhân Tông, người gắn với các năm có số 8. Ông tham gia đánh thắng quân Nguyên Mông năm 1258, lên ngôi năm 1278, mất năm 1308 và sau 700 năm ông mất (năm 2008) thì “ông rắn” xuất hiện và ngự trên ngai thờ của ông ngay trên nền đất tổ. Đây đúng là một việc hi hữu khiến người ta không khỏi liên tưởng!

Chúng tôi may mắn gặp một thợ chụp ảnh cho du khách ở đền Trần. Chính ông là người đã chứng kiến “ông rắn” xuất hiện và may mắn ghi lại được vài bức ảnh “thần Bạch xà”. Ông hồ hởi kể: “Ông rắn” dài khoảng 1,8m, màu trắng, có sọc màu nâu mờ chạy dọc cơ thể, trên đầu có mào màu xanh đỏ. Tôi chưa hề nhìn thấy loài rắn nào như vậy. Rất nhiều người đã chụp được ảnh rắn trắng, có người còn quay được cả video”.

Vua Trần hiển linh hay rắn đột biến gen?

Hiện tượng rắn trắng xuất hiện tại đền Trần là một điều hi hữu, gây xôn xao dư luận trong suốt nhiều năm. Trong khi hiện tượng này chưa giải thích được, thì giờ đây quanh vùng lại nổi lên tin đồn rắn xuất hiện trở lại. Tuy nhiên những người quản lý đền khẳng định “thần Bạch xà” chỉ xuất hiện một lần duy nhất vào năm 2008.

Nhiều người cho rằng đó là sự hiển linh của các vua triều Trần hay của thần thánh, nên dòng người từ Nam chí Bắc đến cầu càng lúc càng đông. Bà Hương, người bán trà đá cạnh đền cho rằng đền Trần rất thiêng, nên mới có rắn trắng xuất hiện. 
Nhiều lần rắn trắng còn leo lên xà nhà này.

Nhiều người cho rằng, rắn trắng cũng chỉ là do bị biến đổi gen. Rắn trắng xuất hiện ở đền Trần cũng chỉ là hiện tượng ngẫu nhiên, do xung quanh đền có nhiều rắn. Những năm gần đây đền xây dựng nhiều hạng mục, nên rắn không có chỗ ở, chúng có thể chui vào sống trong đền Trần. Rắn trắng xuất hiện trên ngai vua Trần có thể là sự tình cờ.

Ông Đồng cho hay: “Sự kiện “ông rắn” xuất hiện, không cần quảng bá thì cũng có hàng ngàn, hàng vạn người trong Nam ngoài Bắc biết. Nhưng chưa ai có thể biết đích xác đấy là hiện tượng tâm linh hay là sự tình cờ”.

Đứng trên cương vị trưởng đền, ông Trần Huy Chiến khẳng định có hiện tượng rắn trắng xuất hiện ở đền Trần, nhưng không muốn phổ biến hiện tượng này, vì sợ những kẻ gian lợi dụng việc “thần Bạch xà” xuất hiện để làm những trò mê tín dị đoan.

read more

Học giả TQ hiến kế thực hiện chính sách "láng giềng tốt"

0 Nhận Xét :
Mặc dù Trung Quốc theo đuổi một "chính sách láng giềng tốt" ở châu Á, nhưng nước này lại đang đối mặt với sự chỉ trích ngày càng lớn từ các quan chức, báo chí và người dân trong khu vực. Dường như đã tới lúc Bắc Kinh cần xem xét và cải tổ chiến lược châu Á của họ.

Thách thức mới nhất đến từ Nhật Bản. Vào ngày 10/8, Chánh văn phòng Nội các Yukio Edano tuyên bố, Nhật Bản sẽ triển khai Lượng lượng Phòng vệ nếu nước ngoài xâm chiếm quần đảo Senkaku (đây là nơi tranh chấp giữa Nhật và Trung Quốc, Trung Quốc gọi là Điếu Ngư). "Nếu nước khác xâm chiếm các đảo, Nhật Bản sẽ viện tới quyền tự phòng thủ và loại bỏ kẻ xâm chiếm bằng bất cứ sự hy sinh nào", Edano nói tại Tokyo, rõ ràng là đề cập tới các hành động hải quân của Trung Quốc trong khu vực.

Tuyên bố của ông Edano đưa ra sau khi Nhật công bố Sách trắng Quốc phòng năm 2011, cuốn sách được nội các của Thủ tướng Naoto Kan thông qua một tuần trước đó. Sách trắng mô tả lập trường của Trung Quốc trong tranh chấp hàng hải với các nước láng giềng là "quả quyết".

"Việc hiện đại hoá lực lượng hải quân và không quân của Trung Quốc trong những năm gần đây, phạm vi ảnh hưởng có vẻ đã phát triển ra ngoài vùng biển lân cận... Dự kiến Trung Quốc sẽ cố gắng mở rộng phạm vi hoạt đông, và làm cho các hoạt động hải quân trở nên thường xuyên hơn ở các vùng nước xung quanh Nhật Bản bao gồm biển Hoa Đông và Thái Bình Dương cũng như Biển Đông", sách trắng viết. Trung Quốc được mô tả trong cuốn sách là "tắc trách" khi liên tục phủ nhận quá trình hiện đại hoá quân sự làm ảnh hưởng tới láng giềng trong khu vực.



Trước khi Nhật công bố sách trắng quốc phòng, một nhóm các nghị sĩ Philippines và quan chức quân sự đã tới đảo Pagasa ngày 20/6. Khi các quan chức này tới đảo, hát quốc ca với người dân, thì ngoại trưởng Trung Quốc đang tham dự diễn đàn ASEAN ở Bali, Indonesia nhằm tìm kiếm biện pháp tháo gỡ căng thẳng ở Biển Đông.

Trước đó, cả Philippines và Việt Nam đều mạnh mẽ phản đối việc các tàu Trung Quốc quấy nhiễm, làm hư hại tàu thăm dò, tàu cá của hai nước ở Biển Đông.

Chỉ trích thậm chí còn xuất phát từ cả Singapore, là nước không có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc và được xem có quan điểm khá thân thiện trong Đông Nam Á. Đầu năm nay, vị chính khách cấp cao Lý Quang Diệu cho biết, ông thích Mỹ hơn là Trung Quốc chiếm ưu thế ở châu Á, vì ông thấy Mỹ "tốt bụng" hơn.

Khắp khu vực, những tuyên bố phản đối Trung Quốc có thể thấy một cách thường xuyên trong các phát ngôn của quan chức chính phủ cũng như bình luận báo chí.

Không một cường quốc nào khác như Mỹ, EU hay thậm chí là Ấn Độ lại là tâm điểm của quá nhiều cáo buộc bất lợi như vậy từ các nước láng giềng. Những tuyên bố như vậy không hề có lợi có các nỗ lực của Trung Quốc trong việc xây dựng và tăng cường các mối quan hệ hữu nghị với láng giềng theo "chính sách láng giềng tốt".

Chính sách ngoại giao dựa trên bốn nguyên tắc chiến lược: các siêu cường lớn là đối tác chủ chốt, các nước láng giềng là đối tác chính, các nước đang phát triển là nền tảng của chính sách ngoại giao Trung Quốc và các thể chế đa phương là nền tảng quan trọng.

Để thực hiện chiến lược các nước láng giềng là đối tác chính, Bắc Kinh tuân thủ các nguyên tắc "coi các nước láng giềng là đối tác và đối xử với họ một cách thiện chí" và "xây dựng một vùng lân cận thiện chí, yên bình và thịnh vượng".

Trong tháng 4, tại Diễn đàn châu Á Bác Ngao - một nền tảng của hội nhập kinh tế khu vực, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào nhấn mạnh, để xây dựng một châu Á hoà hợp, các nước cần tôn trọng những nền văn minh đa dạng và thúc đẩy quan hệ láng giềng. "Chúng ta cần chuyển đổi mô hình phát triển và thúc đẩy phát triển toàn diện... Chúng ta cần chia sẻ các cơ hội phát triển và cùng nhau đối phó thách thức... Chúng ta cần tìm kiểm nền tảng chung trong khi giải quyết các bất đồng và tăng cường an ninh chung... Chúng ta cần bảo vệ lợi ích chung và thúc đẩy hợp tác khu vực", ông Hồ Cẩm Đào phát biểu.

Theo "chính sách láng giềng tốt", Bắc Kinh vốn dĩ coi việc cải thiện quan hệ với ASEAN là một nhiệm vụ chiến lược quan trọng. Trung Quốc đã xây dựng quan hệ đối tác chiến lược với 10 nước thành viên ASEAN kể từ 2003, với một số thành viên trong khối...

Mặc dù Trung Quốc đã nỗ lực để cải thiện quan hệ với láng giềng, đặc biệt là các nước ở Đông Nam Á, nhưng dường như còn quá nhiều nghi ngại tồn tại. Dường như là Trung Quốc mở rộgn ảnh hưởng thông qua tăng trưởng kinh tế và quân sự thì càng khiến láng giềng càng không thích Trung Quốc hơn nữa. Tại sao Trung Quốc lại thất bại trong cuộc "ve vãn" các nước. Ở đây có mọt số lý do: một số bắt nguồn từ nỗi quan ngại của các láng giềng, số khác lại từ chính Trung Quốc.

Đầu tiên, có những lý do lịch sử. Trong suốt thời kỳ cổ xưa, một số quốc gia châu Á chịu ảnh hưởng của Nho giáo, sẽ phải cống nạp cho các vương triều của Trung Quốc bao gồm Việt Nam, Triều Tiên và Nhật Bản bây giờ. Những nước Đông Nam Á khác không chịu ảnh hưởng (gồm Philippines, Indonesia, Campuchia và Thái Lan ngày nay) cũng có ghi nhận phải cống phẩm cho Trung Quốc theo yêu cầu từ các vị vua của họ. Ngoài ra còn có những ràng buộc gần cận hơn khi một số quốc gia Đông Nam Á dưới sự đe doạ "xuất khẩu cách mạng" của Trung Quốc vào những năm 1950-1960, rồi sự kiện năm 1979.

Nhưng có lẽ nhân tố lớn nhất đang phá huỷ lòng tin lẫn nhau và làm xói mòn nỗ lực xây dựng các quan hệ đối tác là tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ. Trung Quốc có tranh chấp lãnh hải hoặc các đảo ở Biển Đông hay Hoa Đông với Việt Nam, Brunei, Malaysia, Philippines và Nhật Bản.

Với nhiều quốc gia Đông và Đông Nam Á, tăng trưởng kinh tế, quân sự và ảnh hưởng chính trị của Trung Quốc ở châu Á nhắc nhở họ về một chế độ triều cống trong lịch sử, về sự tồn tại của các chư hầu quanh Trung Quốc xưa từng thừa nhận ưu thế của Trung Quốc trong khu vực. Lo ngại về sự trở lại của một chế độ triều cống kiểu mới có lẽ vẫn là một rào cản tâm lý với một số quốc gia để khiến họ có thể tin tưởng vào chính sách láng giềng tốt của Bắc Kinh.

Quan hệ không tốt giữa Trung Quốc và láng giềng một phần còn là bởi những điều kiện nội tại của Trung Quốc, về quan niệm giá trị dân chủ giữa các nước trong khu vực. Dù Trung Quốc cam kết về một sự trỗi dậy hoà bình, dù từ lâu đã từ bỏ "xuất khẩu cách mạng", nhưng họ lại chưa làm rõ mục tiêu chiến lược của việc hiện đại hoá quân sự. Với nhiều nước láng giềng, một siêu cường như vậy mà thiếu tuyên bố rõ ràng là đáng lo ngại.

Lẽ tự nhiên với kích cỡ và dân số Trung Quốc cũng như ảnh hưởng văn hoá sâu rộng, sức mạnh kinh tế và quân sự thì những quốc gia châu Á tương đối nhỏ và yếu hơn sẽ hoài nghi và lo ngại về những gì "con rồng lớn" sẽ nắm giữ.

Để giải quyết việc này, ngoài những cam kết bằng lời nói, Trung Quốc phải có những nỗ lực thực tế để thể hiện hiện rằng, họ sẽ đóng góp vào lợi ích và ổn định khu vực khi cần thiết. Ví dụ, trong thời kỳ hậu khủng hoảng tài chính hiện tại, Trung Quốc nên giữ vai trò dẫn dắt để cùng xây dựng một hệ thống tài chính khu vực mạnh mẽ nhằm ổn định thị trường tài chính khu vực.

Trung Quốc nên tôn trọng các cam kết gia tăng hoà bình bằng những biện pháp cụ thể để góp phần đảm bảo an ninh và hoà bình khu vực. Cũng như ở Trung Quốc, quan điểm dân tộc chủ nghĩa đang gia tăng khắp châu Á, thúc giục các chính phủ đưa ra các bước đi chính sách mạo hiểm và thách thức Trung Quốc. Không cần phải nói rằng, căng thẳng chính trị hiện tại của châu Á, chạy đua vũ trang, tranh chấp lâu dài không phải là chọn lựa lý tưởng cho khu vực. Vì mối quan hệ phức tạp giữa các quốc gia, Trung Quốc và những nước láng giềng cần dành thêm nhiều thời gian và nỗ lực để xây dựng các quan hệ đối tác đích thực.

Trung Quốc nên hành động như một người chơi có trách nhiệm luôn tuân thủ những nguyên tắc chung; họ nên có một chiến lược châu Á rõ ràng, thực thi và thực tế. Theo chính sách này, Bắc Kinh nên hoạt động như một cường quốc kinh tế ổn định, nó đòi hỏi Trung Quốc sáng tạo hơn trong các lĩnh vực tài chính quốc tế, và can đảm hơn trong sáng kiến cải tổ các hệ thống tài chính hiện hành.

Trung Quốc cũng nên góp phần đảm bảo an ninh khu vực với khả năng quân sự đang gia tăng của mình. Bắc Kinh nên rõ ràng hơn so với láng giềng trong việc sử dụng quân sự để duy trì ổn định khu vực thông qua chống hải tặc, khủng bố và tội phạm quốc tế khác ở Thái Bình Dương. Thay vì phô diễn sức mạnh quân sự trong tranh chấp lãnh thổ, Trung Quốc nên khuyến khích sự hội nhập chính trị, kinh tế và văn hoá ở Đông cũng như Đông Nam Á.

Sau tất cả, Trung Quốc nên định hình lại chiến lược châu Á của mình với mục tiêu hoạt động như một lực lượng ổn định, trong khi vẫn duy trì chiến lược để giữ sự cân bằng với ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực này.

Trung Quốc phải thể hiện thiện chí và sự chân thành của mình bằng lời nói và hành động. Chỉ bằng cách này, thì sự trỗi dậy hoà bình của họ mới không đáng báo động và Trung Quốc mới được các láng giềng châu Á coi là một người bạn.

Chiến lược châu Á của Trung Quốc nên đi xa hơn việc chỉ là tìm kiếm những lợi ích kinh tế chung và bao gồm trách nhiệm góp phần duy trì ổn định tài chính, hàng hải và chính trị.

*Jian Junbo, nhà nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Quốc tế, Đại học Phúc Đán, Thượng Hải, Trung Quốc.

read more

'Thưa Chủ tịch Quốc hội, ông có lý tưởng gì?'

1 Nhận Xét :
Buổi giao lưu giữa Chủ tịch QH và các thủ khoa của Hà Nội diễn ra không theo kịch bản sẵn có. Một thủ khoa hỏi: Khi Chủ tịch bằng tuổi chúng cháu, ông đã đặt mục tiêu gì cho cuộc sống?
 
Sau vài phút trầm lặng lắng nghe các ý kiến suôn sẻ, trôi chảy theo kịch bản, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng bất ngờ đề nghị với các thủ khoa: "Cho tôi đảo lại chương trình nhé, vì hôm nay chúng ta đến đây là để gặp mặt thân mật chứ theo bài chuẩn bị sẵn thì không hay".
 
Những tràng pháo tay nhiệt liệt hưởng ứng vang lên và hàng loạt cánh tay hào hứng giơ cao để được đặt câu hỏi với vị lãnh đạo cao nhất Quốc hội.

Các thủ khoa hào hứng đặt câu hỏi với Chủ tịch Quốc hội
 
Chương trình giao lưu giữa các thủ khoa xuất sắc của Hà Nội với các lãnh đạo Quốc hội sáng nay (21/8) nhanh chóng biến thành một "seminar" nho nhỏ thảo luận về mục đích, lý tưởng sống của người trẻ và con đường để biến ước mơ thành hiện thực. Phút cuối, vẫn nhiều cánh tay ngậm ngùi đưa xuống vì không còn đủ thời gian.
 
Lý tưởng sống của bạn là gì?
 
Không theo chương trình dự kiến, Chủ tịch Quốc hội đã đặt ra ba vấn đề để các thủ khoa thảo luận. Đó là, lý tưởng, mục đích sống của các bạn là gì? Làm thế nào để phấn đấu đạt được những mục tiêu đó? Và cuối cùng, các thủ khoa có băn khoăn gì muốn hỏi các vị lãnh đạo Quốc hội và thành phố Hà Nội.
 
Cách gợi mở vấn đề khiến không khí buổi giao lưu ngay lập tức trở nên đầy hứng khởi, với hàng loạt cánh tay giơ lên.
 
Mai Văn Chung (thủ khoa khối kỹ sư xây dựng Pháp ngữ - ĐH Xây dựng) nhẹ nhàng, khúc chiết: "Nhà nghèo nên từ nhỏ tôi chỉ có một ước mơ là gia đình mình có cuộc sống tốt hơn. Nhưng trưởng thành rồi, tôi biết được rằng mong muốn thực sự của mình là trở thành một người tốt, sống có ích cho xã hội".

Mai Văn Chung (thủ khoa khối kỹ sư xây dựng Pháp ngữ - ĐH Xây dựng)
 
Con đường để thành người có ích, theo Chung, trước hết là nỗ lực cao nhất để phát triển được tốt nhất năng lực của bản thân, rèn giũa bằng tất cả nghị lực để vượt qua mọi khó khăn. Ngoài ra, phải tranh thủ mọi điều kiện mà hoàn cảnh khách quan mang lại. Việc đầu tiên Chung đã cố gắng để làm và làm được, là học tập để trở thành một kỹ sư giỏi.
 
Chung không giấu được niềm vui, vì đây là lần thứ hai cậu được đối thoại với Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng. 5 năm trước, cậu đã gặp Chủ tịch Quốc hội (khi đó là Phó Thủ tướng) với vai trò là thủ khoa đầu vào của ĐH Xây dựng.
 
Chung cũng bất ngờ "phỏng vấn" ngược: "Khi Chủ tịch bằng tuổi chúng cháu, xin hỏi Chủ tịch có lý tưởng gì và đã đặt mục tiêu gì cho cuộc sống và Chủ tịch đã làm gì để đạt được mục tiêu đó?".
 
Một thủ khoa khác đến từ Học viện Tài chính không giấu được ưu tư: "Cháu tin rằng trong số các bạn ngồi đây không nhiều bạn thực sự có được câu trả lời về một công việc mà các bạn ấy biết rằng mình thực sự yêu thích".
Theo bạn, để làm tốt một công việc, điều quan trọng là phải thực sự yêu thích, chỉ như vậy mới tạo ra thành quả đóng góp cho cuộc sống. Ước mơ và mục tiêu trong cuộc sống phải được cụ thể hóa, không thể nói một cách chung chung hay mơ hồ về việc "sẽ đóng góp gì đó cho xã hội".
 
Thủ khoa Học viện Tài chính cũng đặt câu hỏi cho Chủ tịch Quốc hội: "Bác có bí quyết nào để giúp những người trẻ chúng cháu nhận ra mình thực sự muốn làm gì không?". Câu hỏi đã nhận được những tràng pháo tay đồng tình.
 
Nhiều bạn trẻ khác cũng chia sẻ những mục tiêu và lý tưởng thiết thực gắn với đặc thù công việc. Chẳng hạn, các thủ khoa khối lực lượng vũ trang bày tỏ mong muốn góp sức bảo vệ chủ quyền quê hương, biển đảo. Các nữ thủ khoa sư phạm thổ lộ ước mơ sống có ích trong từng công việc nhỏ nhất và truyền tình yêu nghề, lý tưởng cho thế hệ sau...
 
'Còn nhiều việc thấy tiếc'
 
Lắng nghe những chia sẻ nhiệt thành, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhanh chóng "tóm lược": "Ý kiến của các bạn đã tự bổ sung cho nhau rồi. Như các bạn vừa chia sẻ thì có thể thấy rằng mục tiêu và  lý tưởng sống của các  bạn trẻ là mong thành một công dân Việt Nam tốt, có đức, có tài, sống có ích, yêu nước và phụng sự Tổ quốc". 

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng (giữa)
 
Cho rằng trở thành thủ khoa chưa thể gọi là "nhân tài" nhưng bước khởi đầu này phải được xem là tiền đề để phát triển năng lực cá nhân, trở thành những người tài, Chủ tịch Quốc hội gửi gắm: "Các thủ khoa đã trải qua một cuộc sàng lọc rồi, nên tự cho phép mình phải suy nghĩ cao hơn để không chỉ trở thành công dân tốt mà phải là người có đức, có tài. Các bạn được quyền nghĩ đến việc trở thành các nhà  khoa học, nhà quản lý, nhà ngoại giao, doanh nhân... Các bạn phải trở thành những nhà khoa học, trí thức đầu đàn cho đất nước trong tương lai".
 
Chủ tịch Quốc hội gửi gắm, khi các  bạn trẻ đã xác định được mục tiêu cụ thể cho mình rồi, điều quan trọng là phải có đủ ý chí và nghị lực rèn luyện để theo đuổi mục tiêu, biến mục tiêu thành hiện thực. Từ những thành tích đạt được, mỗi thủ khoa đi xa đến đâu còn phụ thuộc vào sức bật của từng người.
 
Chia sẻ về ước mơ thời trẻ, Chủ tịch Quốc hội cười hóm hỉnh: "Khi được phân công đi học Tài chính, tôi không thích gì ngành Tài chính. Nhưng sau thời gian tìm hiểu tôi thấy ngành Tài chính rất hay, và từ người không yêu thích Tài chính mà tôi lại trở thành Bộ trưởng Tài chính".
 
Do vậy, theo ông, nếu ai đó chọn được đúng chuyên ngành mình yêu thích là một điều rất tốt. Nhưng nếu lựa chọn ban đầu đó chưa đúng với mong muốn thì cần phải đặt ra những mục tiêu cụ thể để dần dà tìm hiểu về công việc mình sẽ làm. Bởi, chỉ khi nào thực sự yêu thích, gắn bó với một công việc và nỗ lực cao nhất thì mới đạt được kết quả như mong muốn.
 
"Quan trọng hơn ước mơ phải là ý chí, hoài bão. Các bạn còn trẻ, nếu xao nhãng sẽ mất đi cơ hội. Như tôi bây giờ nhìn lại cũng còn nhiều việc thấy tiếc", Chủ tịch Quốc hội tâm sự.
 
Ông Nguyễn Sinh Hùng cũng dành ít phút chia sẻ những việc đã làm trong cuộc đời để gặt hái thành công: "Cả đời phải phấn đấu, cố gắng. Tôi tích lũy dần dần qua nhiều công việc. Mỗi việc được giao tôi đều cảm thấy nặng lòng, đều phải nhờ đến sự hỗ trợ của đồng sự, bạn bè....".
 
Cuối cùng, Chủ tịch Quốc hội không quên khích lệ tinh thần các thủ khoa trẻ bằng dẫn chứng về sức trẻ của các thế hệ đi trước, từ những chiến công của vua Quang Trung cho đến các nhà cách mạng và nhà khoa học đã ghi dấu ấn trong lịch sử từ khi còn rất trẻ.
 
"Biết đâu trong các bạn sẽ có người trở thành đại biểu Quốc hội. Từ nhỏ tôi cũng không ước mơ trở thành Chủ tịch Quốc hội. Nhưng, cuộc đời không thể biết thế nào được...", ông Hùng kết luận.

read more
 

free counters

Followers